0967.001.001 info@goldlandvietnam.com

Tin tức - 07/07/2022

Lãi suất ngân hàng tăng, thị trường bất động sản chao đảo

Thị trường bất động sản đang gặp nhiều áp lực khi nguồn cung khan hiếm do nhiều dự án bị vướng thủ tục pháp lý chưa thể triển khai. Lãi suất huy động tại nhiều ngân hàng đã rục rịch tăng, nhiều ý kiến cho rằng, lãi suất cho vay có thể sẽ tăng theo.

Năm 2021, Ngân hàng Nhà nước đã 3 lần điều chỉnh lãi suất theo hướng giảm, để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp phục hồi và phát triển kinh tế. Trước sự điều chỉnh của Ngân hàng Nhà nước, bình quân lãi suất cho vay trong giai đoạn cuối năm 2021 chỉ trong khoảng trên dưới 5%/năm.

Gần đây, một số ngân hàng thương mại đã đồng loạt tăng mạnh lãi suất huy động. Như Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) cũng mới công bố biểu lãi suất huy động mới, theo đó lãi suất huy động kỳ hạn 3 tháng tăng lên 3,7%/năm, 6 tháng tăng lên 4,7%/năm ; Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) tăng mạnh lãi suất huy động tiền đồng từ 0,6 – 0,9%/năm. Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) điều chỉnh tăng 0,2%/năm cho hầu hết các kỳ hạn ở cả hai hình thức gửi tại quầy và online. .

Thời gian qua, lãi suất huy động tại nhiều ngân hàng đã rục rịch tăng, nhiều ý kiến cho rằng, lãi suất cho vay có thể sẽ tăng theo. Theo dự báo của các chuyên gia VCSC, lãi suất cho vay thế chấp mua nhà nửa cuối năm nay sẽ cao hơn so với nửa đầu năm. Trong năm 2023, mặt bằng lãi suất cho vay mua nhà sẽ đi ngang, ở mức 11,2%, cao hơn so với dự báo 10,8% ở năm 2022. Còn lãi suất tiền gửi ngân hàng sẽ ở mức 6% trong năm 2023 (dự báo năm 2022 là 5,7%).

Áp lực tăng lãi suất huy động có thể sẽ rơi về cuối năm, đặc biệt là khi tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn sẽ giảm từ 37% về 34% sẽ có hiệu lực từ ngày 1/10, theo Thông tư 08/2020 của NHNN sửa đổi Thông tư 22/2019 quy định lộ trình giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn. Nguyên nhân do lạm phát tăng trở lại khiến ngân hàng cần nâng lãi suất huy động để duy trì lãi thực dương đủ hấp dẫn để duy trì tính cạnh tranh, cùng đó là nhu cầu tín dụng tăng khi nền kinh tế phục hồi.

Thị trường bất động sản đang đối mặt với nhiều áp lực khi nguồn cung khan hiếm do nhiều dự án bị vướng thủ tục pháp lý chưa thể triển khai thì một số biện pháp kiểm soát dòng vốn của cơ quan quản lý đang khiến thị trường chững lại, thanh khoản suy yếu. Bên cạnh đó, thực trạng tăng lãi suất cho vay cận kề cũng sẽ ảnh hưởng tới thị trường, đặc biệt là nhu cầu vay để mua nhà.

Hiện nay, ngân hàng nào cho vay mua nhà đều có ưu đãi trong 1 – 2 năm, khi hết thời gian ưu đãi, lãi suất sẽ thả nổi theo thị trường. Do đó, trong bất kỳ hoàn cảnh nào, dù lãi suất có thấp như năm 2021 đi chăng nữa, thì cũng phải tính đến việc lãi suất sẽ tăng cao trở lại.

Bài viết liên quan